Behenyl alcohol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Behenyl Alcohol là gì?
Behenyl Alcohol có tên gọi khác là Docosanol, thành phần này được tìm thấy trong các nguồn từ thực vật tự nhiên như quả ngô. Hoạt chất Behenyl Alcohol là rượu béo bão hòa với 22 carbons. Rượu béo này có trọng lượng phân tử cao, có thể sản xuất tổng hợp được thành phần chất béo này.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, có thể dễ dàng tìm thấy hoạt chất Behenyl Alcohol. Trong một số loại kem dưỡng da, kem nền, lăn khử mùi, son môi và các sản phẩm chăm sóc tóc thành phần Behenyl Alcohol được sử dụng rất phổ biến.

Hoạt chất Behenyl Alcohol không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ngành dược mà đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm nó cũng là một thành phần quan trọng. Vai trò của thành phần là một chất bổ sung dinh dưỡng và chất chống vi khuẩn trong sản phẩm.
Điều chế sản xuất Behenyl alcohol
Behenyl Alcohol là một loại cồn béo mạch dài tự nhiên có nguồn gốc thực vật được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt trong công thức. Thành phần này hoạt động như một chất làm đặc và ổn định, có thể được sử dụng như một chất đồng nhũ hóa. Behenyl Alcohol có thể được sử dụng trong các công thức khan như thuốc mỡ, bơ cơ thể và tẩy tế bào chết.
Sản phẩm này được sản xuất từ nguồn rau củ và có nguồn gốc từ thực vật không biến đổi gen. Thành phần này không có GMO (không chứa DNA biến đổi gen). Người ta sản xuất hoạt chất này bằng phản ứng hóa học điển hình của quy trình công nghiệp sản xuất rượu béo.
Cơ chế hoạt động của Behenyl alcohol
Cetyl alcohol có đặc tính ngậm nước làm cho nó trở thành chất nhũ hóa và chất ổn định thích hợp trong các công thức dược phẩm. Thành phần này cũng có trong cơ sở thuốc mỡ, có thể giặt được do khả năng phân tán và đặc tính ổn định.
Hoạt động kháng khuẩn tiềm tàng của rượu cetyl có thể là do sự thay đổi tính thấm của màng tế bào, ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và cảm ứng sự khuếch tán ra bên ngoài của các thành phần tế bào quan trọng. Cơ chế hoạt động được đề xuất này tương tự các rượu béo chuỗi dài khác có cùng hoạt tính kháng khuẩn, chẳng hạn như rượu myristyl và rượu behenyl.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Octyldodecanol là gì?
Octyldodecanol viết tắt của 2-octyl dodecanol là một dung môi hòa tan chất béo, không màu, không mùi, lỏng sệt, tan hoàn toàn trong dầu nền, cồn nhưng không tan trong nước.
Đây cũng là chất được dùng phổ biến trong các công thức mỹ phẩm bởi đặc tính ổn định trong nền sản phẩm và có phổ pH rộng, dễ dàng kết hợp với các hoạt chất khác. Octyldodecanol là chất giữ ẩm cho da và tóc, ổn định các loại kem và là dung môi cho các thành phần nước hoa, Acid salicylic.
Riêng với các sản phẩm chăm sóc tóc, Octyldodecanol thường được sử dụng như một chất làm mềm, chất nhũ hóa, chất tăng kết cấu và chất chống tạo bọt.
Tuy nhiên, khi áp dụng Octyldodecanol trong mỹ phẩm tuyệt đối phải áp dụng tiêu chuẩn CGMP mới đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng.

Điều chế sản xuất
Octyldodecanol được điều chế từ phản ứng chuyển nhóm cacboxyl (-COOH) của các loại dầu tự nhiên thành nhóm hydroxyl (-OH).
Cơ chế hoạt động
Octyldodecanol là một loại rượu béo chuỗi dài. Chất này có tác dụng như một chất làm mềm do độ ổn định thủy phân trong cấu trúc hóa học nên phù hợp cho các công thức cần có phạm vi pH rộng.
Octyldodecanol có tác dụng tạo nhũ tương và ngăn nhũ tương phân tách thành dầu và nước. Đây cũng là thành phần giúp cải thiện kết cấu của công thức sản phẩm, hoạt động như một chất chống tạo bọt và làm giảm xu hướng tạo bọt khi sản phẩm được lắc.
Poria Cocos Extract là gì?
Poria Cocos Extract là chiết xuất từ nấm Phục Linh - loài nấm thuộc chi Wolfiporia trong họ Polyporaceae. Trong y học cổ truyền, nấm phục linh là một vị thuốc thường được sử dụng với công dụng giúp bồi bổ cơ thể.
Nấm Phục linh mọc hoại sinh trên rễ cây thông. Quả thể hình khối to, có màu xám đen ở mặt ngoài, nhăn nheo, có khi hình bướu. Khi cắt ngang loại nấm này chúng ta sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám (đôi khi có rễ thông ở giữa nấm).

Bộ phận thường dùng là quả thể nấm (Poria, thường gọi là Phục linh). Dựa vào màu trắng, người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, còn Phục thần là loại có rễ thông đâm xuyên giữa.
Nấm thường được thu hoạch vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Sau khi nấm được đào lên sẽ ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng 2-3mm, phơi hay sấy khô. Tùy theo mục đích sử dụng mà quá trình xử lý nấm sẽ khác nhau. Chúng ta có thể dùng nấm sắc với thuốc thang, hoặc chiết xuất nấm để dùng trong mục đích làm đẹp.
Dù là hình thức sử dụng nào thì nấm Phục linh và chiết xuất từ loại nấm này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể lẫn làn da.
Isodecyl neopentanoate là gì?
Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là cồn béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit decanoic, một loại axit béo tự nhiên được tìm thấy trong dầu dừa và dầu hạt cọ. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.

Thành phần Isodecyl neopentanoate được sử dụng chủ yếu trong kem chống nắng và chăm sóc da mặt. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là thành phần giúp bảo vệ làn da trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là Isodecyl neopentanoate có khả năng chống lại tia cực tím.
Trong các công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác Isodecyl neopentanoate cũng đóng vai trò như chất làm mềm, dưỡng da.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là rượu béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit béo tự nhiên (decanoic) được tìm thấy trong dầu hạt cọ và dầu dừa. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.
Cơ chế hoạt động
Trong một số nghiên cứu về loại este làm mềm mỹ phẩm đã biết trong ống nghiệm để đánh giá các đặc tính hóa lý với hiệu suất cảm biến in vivo. Este làm mềm được khảo sát isodecyl neopentanoate. Este này đã được lựa chọn cho phạm vi trọng lượng phân tử rộng với các mạch alkyl cacbon phân nhánh và/hoặc mạch thẳng phân nhánh. Đối với đánh giá in vitro và in vivo, este được thử nghiệm như nguyên liệu tinh khiết và không được đưa vào công thức hoàn chỉnh.
Các đặc tính cảm quan trong công thức chăm sóc da được tạo ra chủ yếu bởi chất làm mềm, chất điều chỉnh lưu biến, chất nhũ hóa và chất giữ ẩm. Là thành phần của công thức mỹ phẩm, các este chất làm mềm hoạt động chủ yếu như chất dưỡng ẩm, chất làm dẻo và chất điều chỉnh xúc giác khi thoa lên da.
Trong nhũ tương chăm sóc da, chất làm mềm thường được sử dụng ở mức từ 3 – 20%w/w, đại diện cho thành phần chính thứ hai sau nước. Mức độ sử dụng này khác nhau tùy thuộc vào một số thông số bao gồm thành phần pha dầu, mức độ pha trộn chất nhũ hóa, khả năng tương thích giữa các thành phần, mong muốn sau khi cảm nhận và loại, mức độ sử dụng và độ hòa tan của bộ lọc UV trong este (đối với kem chống nắng).
Do đó, chất làm mềm da đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm giác da của các công thức.
Dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, chất làm mềm có thể được phân loại thành este, hydrocacbon, glyxerit, ete, rượu béo và các dẫn xuất silicone. Khi xây dựng công thức mỹ phẩm, việc nhà phát triển sản phẩm lựa chọn chất làm mềm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như cấu trúc hóa học, độ phân cực, trọng lượng phân tử, thuộc tính lan tỏa, độ nhớt, độ hòa tan, góc tiếp xúc và sức căng bề mặt.
Nước/Eau trong mỹ phẩm là gì?
Nước (nước cất, nước tinh khiết, eau, aqua) là thành phần đầu tiên trong danh sách các thành phần của một sản phẩm mỹ phẩm nói chung. Để được sử dụng trong công thức sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nước này phải “siêu tinh khiết”, nghĩa là không có độc tố, chất ô nhiễm và vi khuẩn.
Mặc dù có thể khó biết chính xác tỷ lệ phần trăm nước có trong mỹ phẩm, nhưng người tiêu dùng có thể dễ dàng biết liệu nước có phải là thành phần chính trong công thức của sản phẩm hay không. Nếu “nước” hoặc “eau”, “aqua” là những từ đầu tiên xuất hiện trong danh sách các thành phần, điều này có nghĩa là sản phẩm chứa nhiều nước hơn bất kỳ thành phần nào khác.

Gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm nghiên cứu về việc sử dụng đa dạng các nguồn nước như nước tinh khiết, chiết xuất nước từ thực vật, thậm chí tìm cách loại bỏ hẳn thành phần nước. Việc giảm (hoặc loại bỏ) hàm lượng nước trong sản phẩm để tránh làm loãng các thành phần hoạt tính trong công thức. Mục đích cuối cùng của mỹ phẩm không chứa nước là tăng cường hiệu suất của các công thức mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các thành phần tự nhiên và hữu cơ từ các loại dầu thực vật ngày càng nhiều nên việc sử dụng nước cũng có thể giảm. Nhưng bù lại, chiết xuất từ các hoạt chất tự nhiên cho một số sản phẩm mỹ phẩm như huyết thanh tự nhiên và chất tẩy rửa lại được tăng cường.
Tuy nhiên, rất khó loại bỏ hoàn toàn nước, các nhà sản xuất có thể thay thế các dạng tương tự nước như nước lấy từ các nguồn thực vật (nước dừa hoặc nước hoa hồng), từ nước ép thực vật (lô hội) hoặc các hỗn hợp gốc nước được sử dụng để chiết xuất hoạt động thực vật.
Điều chế, sản xuất
Nước dùng trong mỹ phẩm là nước nguyên chất với độ tinh khiết rất cao, được chưng cất bằng nhiều cách khác nhau như thẩm thấu ngược, lọc hay ngưng tụ,... để tinh chế.
Nước cất hình thành nhờ đun sôi nước và tạo ra hơi nước. Sau đó, hơi được xử lý làm lạnh và ngưng tụ thành nước. Trên thực tế, các chất gây ô nhiễm cùng với các khoáng chất có trong nước có điểm sôi cao hơn nước nên sau quá trình đun sôi sẽ được đọng lại.

Muốn tạo ra được nước cất, bạn cần chuẩn bị thiết bị chưng cất. Đầu tiên, lượng nước thông thường được mang đi đun sôi trong bình và hơi nước đưa vào bình ngưng. Bình ngưng chính là dụng cụ có tác dụng trữ lượng hơi nước ngưng tụ lại thành nước lỏng.
Dụng cụ này có 2 lớp bao gồm một lớp bên trong dẫn hơi nước đi qua và một lớp bên ngoài cho nước lạnh chảy qua. Nước lạnh có nhiệm vụ giữ cho các thành lớp bên trong dàn ngưng luôn ở nhiệt độ mát mẻ giúp hơi nước ngưng tụ nhanh chóng.
Nhờ đó, hơi nước sẽ chuyển trạng thái sang dạng lỏng bên trong bình ngưng và cuối cùng nhỏ xuống bình khác. Kết thúc quá trình, lượng nước thu được chính là nước cất.
Madecassoside là gì?
Madecassoside là hợp chất được sử dụng suốt trong nhiều thế kỷ từ xưa tới nay như là một liệu pháp thảo dược quý giá trong y học và trong chăm sóc da.Không có gì ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp thành phần có chứa Madecassoside trong công thức nhiều loại mỹ phẩm như toner, serum, mặt nạ…

Madecassoside rất giàu axit amin, beta carotene, axit béo và có nguồn gốc thực vật nên rất lành tính. Chính vì thế, hợp chất này từ lâu rất được ưa chuộng sử dụng. Tất cả làn da bị mụn, làn da đang bị tổn thương sau khi điều trị và da nhạy cảm đều có thể sử dụng thành phần Madecassoside. Hợp chất này rất hiệu quả để trị mụn cũng như giúp gia tăng tối đa hiệu quả sử dụng vitamin C và kem chống nắng trong dưỡng da hằng ngày.
Với những làn da nhạy cảm, da dễ nổi mụn, khi trang điểm dùng các sản phẩm kem nền có chứa Madecassoside sẽ không những hạn chế được tình trạng gây bí da của lớp nền mà còn ngăn ngừa mụn khi dùng trang điểm nhiều.
Cơ chế hoạt động
Theo các nghiên cứu, Madecassoside có khả năng loại bỏ tế bào gây viêm có tên là Cytokine, đồng thời tăng sản xuất axit hyaluronic tự nhiên của da. Quá trình tái tạo các tầng biểu bì của da nhờ đó cũng được thúc đẩy, tình trạng mụn viêm nhanh chóng được làm dịu, lớp hàng rào bảo vệ da cũng được củng cố.

Madecassoside còn kích thích sự tổng hợp collagen I và III – 2 collagen tác động trực tiếp lên sự thay đổi của da, từ đó ngăn ngừa sự suy giảm collagen và loại bỏ các gốc tự do gây hại cho da.
Polyethylene glycol 400 là gì?
Polyetylen glycol (PEG) là sản phẩm được tạo ra từ oxit etylen ngưng tụ và nước có thể chứa nhiều dẫn xuất khác nhau và có nhiều chức năng khác nhau. Có nhiều loại PEG có tính ưa nước. PEG được sử dụng phổ biến như chất tăng cường độ thẩm thấu và được sử dụng nhiều trong các chế phẩm da liễu tại chỗ. PEG, cùng với nhiều dẫn xuất không ion của chúng, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm như chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa, chất làm sạch, chất giữ ẩm và chất dưỡng da.

Polyetylen glycol 400 (PEG 400) là loại polyetylen glycol có trọng lượng phân tử thấp với độc tính ở mức độ thấp. PEG rất ưa nước, vì vậy là một thành phần hữu ích trong công thức thuốc để tăng khả năng hòa tan và sinh khả dụng của các loại thuốc khó tan trong nước. PEG được sử dụng trong các dung dịch nhãn khoa để giảm bỏng, kích ứng và/hoặc khó chịu sau tình trạng khô mắt. PEG "400" chỉ ra rằng trọng lượng phân tử trung bình của PEG cụ thể là 400.
PEGyl hóa xảy ra khi PEG được gắn với nhiều loại thuốc protein, cho phép độ hòa tan cao hơn đối với các loại thuốc đã chọn. Ngoài ra, PEG như một loại thuốc nhuận tràng.
Điều chế sản xuất
Polyethylene glycol 400 (PEG) được sản xuất bởi phản ứng giữa nước với ethylene oxide, hoặc với ethylene glycol đồng thời với các oligomer của ethylene glycol. Phản ứng được xúc tác bởi các chất xúc tác cơ bản hay acid. Cả ethylene glycol và oligomer ưa chuộng hơn so với nước, vì có thể cho phép tạo ra các polymer với sự phân tán trọng lượng phân tử ở phạm vi hẹp. Độ dài của chuỗi polymer phụ thuộc tỷ lệ của những chất tương tác.
HOCH2CH2OH + n(CH2CH2O) → HO(CH2CH2O)n+1H
Tùy theo loại xúc tác tạo ra cơ chế của quá trình polymer hóa là cationic hoặc anionic. Cơ chế anionic được đánh giá tốt hơn vì có thể thu được PEG có độ phân tán thấp. Polymer hóa ethylene oxide là một quá trình tỏa nhiệt. Khi gia nhiệt tăng cao hay làm nhiễm bẩn ethylene oxide bởi chất xúc tác như kiềm hay oxide kim loại có thể phá hủy quá trình polymer hóa đồng thời có thể gây cháy nổ sau vài tiếng.
Cả Polyethylene oxide và polyethylene glycol cao phân tử tổng hợp do quá trình trùng hợp tạo nhũ. Phản ứng xúc tác với các muối hữu cơ của magie, canxi, nhôm. Muốn chặn sự kết tụ của các polymer có thể đưa vào một số phụ gia dạng chelate như dimethylglyoxime. Các chất xúc tác kiềm như Na2CO3, NaOH, KOH, được dùng điều chế các polyethylene có khối lượng phân tử nhỏ.
Cơ chế hoạt động
Polyethylene glycol 400 (PEG), tùy thuộc vào trọng lượng phân tử, có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau. Đối với mục đích của PEG-400, cơ chế hoạt động trên các mô mắt sẽ là trọng tâm chính của cuộc thảo luận.
PEG-400 được coi là chất đo nước mắt, hoặc chất bôi trơn mắt tổng hợp giúp cải thiện một hoặc nhiều thành phần của màng lệ bằng cách tăng lượng nước mắt và độ ổn định và bằng cách bảo vệ bề mặt mắt chống lại sự hút ẩm.
Hydroxypropyl-guar (HPG) được sử dụng cùng với polyethylene glycol 400 (PEG) và propylene glycol (PG) như một chất tạo keo phù hợp với các bất thường của màng nước mắt và các bất thường hiện có trên bề mặt mắt.
PEG cung cấp chất bôi trơn và hoạt động như một chất hoạt động bề mặt bằng cách phủ lên mắt và tương tác với propylene glycol và các dung dịch khác giúp hoạt động như chất hoạt động bề mặt trên niêm mạc mắt. Điều này cho phép tạo ra các hiệu ứng nhẹ nhàng và lâu dài.
Các nghiên cứu gần đây liên quan đến phân phối thuốc dạng hạt nano đã chứng minh rằng PEG có thể đạt được sự phân phối thuốc bền vững. Việc đưa thuốc đến bề mặt niêm mạc là một thách thức đáng kể do sự hiện diện của lớp chất nhầy bảo vệ có tác dụng bẫy và nhanh chóng loại bỏ các phần tử lạ.
Các hạt nano được thiết kế để nhanh chóng vượt qua các rào cản niêm mạc (các hạt xuyên qua chất nhầy, “MPP”) đã được chứng minh là có triển vọng tăng cường phân phối thuốc và hiệu quả trên các bề mặt niêm mạc khác nhau. Các hạt xuyên qua chất nhầy được phủ nhiều bằng polyethylene glycol (PEG), bảo vệ lõi hạt nano khỏi sự kết dính với chất nhầy.
Polyetylen glycol, khi ở dạng tự do trong dung dịch, cũng có thể chứng tỏ lực hút đối với bề mặt của các loại túi, tế bào hoặc đại phân tử khác nhau, dẫn đến sự hấp phụ polyme và sau đó là lực đẩy hoặc lực hút, thông qua cầu nối, của các bề mặt hoặc túi - một lần nữa tùy thuộc vào nhiệt độ, trọng lượng phân tử và nồng độ của polyetylen glycol. Polyethylene glycol trọng lượng phân tử thấp (chẳng hạn như PEG-400) thường thúc đẩy các tế bào hoặc túi bám vào (lực hút cạn kiệt), polyethylene glycol trọng lượng phân tử cao khiến chúng đẩy lùi.
Phenoxythanol là gì?
Phenoxythanol có nguồn gốc tự nhiên từ trà xanh là một dung môi hóa học có dạng lỏng, có mùi thơm nhẹ dễ chịu như mùi hoa hồng, không màu tồn tại ở dạng dầu, nhờn và hơi dính. Phenoxyethanol tan hầu hết trong các loại dầu. Phenoxyethanol khó tan trong nước, có thể hòa tan trong glycerin propylene glycol.

Phenoxythanol được coi là thành phần hóa học quan trọng trong việc tạo ra khả năng kháng khuẩn. Phenoxyethanol hoạt động như một chất ổn định sản phẩm, giúp bảo quản sản phẩm tránh hư hỏng cũng như giảm chất lượng của những thành phần khác trong mỹ phẩm, dược phẩm.
Thành phần phenoxyethanol trong các loại mỹ phẩm có các tên gọi như dưới đây: Phenoxetol, phenoxyethyl alcohol, ethylene glycol monophenyl ete, PhE, arosol, 2-Phenoxyethanol, rose ete, beta-hydroxyethyl phenyl ete,...
Mục đích của việc thêm thành phần Phenoxyethanol vào mỹ phẩm để bảo quản sản phẩm. Đồng thời Phenoxyethanol được sử dụng như một chất ổn định để hạn chế hư hỏng, giảm chất lượng.
Trong các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân như phấn nền, phấn má, nước hoa, xà phòng, nước rửa tay, gel siêu âm, nước hoa…
Điều chế sản xuất
Phenoxyethanol được sản xuất bằng cách hydroxyethyl hóa phenol. Ví dụ với sự hiện diện của hidroxit kim loại kiềm hoặc borohydride kim loại kiềm.
Cơ chế hoạt động
Phenoxyethanol có đặc tính kháng khuẩn và có hiệu quả chống lại các chủng Pseudomonas aeruginosa ngay cả khi có mặt 20% huyết thanh. Nó không có hiệu quả chống lại Proteus vulgaris, các sinh vật gram âm khác và các sinh vật gram dương.
Phenoxyethanol đã được sử dụng làm chất bảo quản với nồng độ 1%. Hoạt động kháng khuẩn rộng hơn đạt được với hỗn hợp chất bảo quản của phenoxyethanol và hydroxybenzoat.
Phenoxyethanol có thể được sử dụng dưới dạng dung dịch 2,2% hoặc kem 2% để điều trị vết thương nông, bỏng hoặc áp xe bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa. Trong nhiễm trùng da, các dẫn xuất của phenoxyethanol được sử dụng kết hợp với axit vòng hoặc kẽm undecenoat.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Thông đỏ lá dài.
Tên gọi khác: Taxus ynnanensis W C. Cheng, thông Na Uy
Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc. Họ: họ Taxaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Đây là một loại cây thường xanh cỡ trung bình nhỏ có chiều cao từ 10 đến 28 m.
Thông đỏ lá dài là cây gỗ thường xanh có kích thước từ nhỏ đến trung bình, cao từ 10–20 m, có thể cao tới 28 m.
Lá của nó phẳng, màu xanh đậm, sắp xếp theo hình xoắn ốc trên thân cây. Đây là một trong những loài thực vật bản địa lâu đời nhất được biết đến ở khu vực phía bắc của Pakistan.

Phân bố, thu hái, chế biến
Thông đỏ lá dài phân bố ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Ở châu Á, phân bố của nó trải dài từ Afghanistan qua dãy Himalaya đến Philippines và phân bố rộng rãi ở Pakistan và Ấn Độ. Ở Ấn Độ, nó phát triển trong môi trường sống tự nhiên của nó ở Khu dự trữ sinh quyển Nanda Devi của Garhwal Himalayas, đặc biệt là ở sườn phía bắc đến tây bắc. Ở Ấn Độ, cây thường xanh này được tìm thấy ở độ cao từ 1800 đến 3300 m so với mực nước biển trung bình.
Thông đỏ lá dài là một loài thủy tùng, có nguồn gốc từ dãy Himalaya và một phần của Đông Nam Á. Bạn có thể tìm thấy loài thường xanh này mọc ở độ cao từ 900 m – 3700 m so với mực nước biển.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá.
Microcrystalline Wax là gì?
Microcrystalline wax hay tên thường dùng là sáp vi tinh thể, được tổng hợp từ dầu mỏ. Có hai loại Microcrystalline wax: Loại cán mỏng và loại làm cứng. Với loại Microcrystalline Wax cán mỏng, điểm nóng chảy từ 60 – 80°C và độ xuyên kim từ 25 trở lên. Còn loại được làm cứng, điểm nóng chảy là 80 – 93°C và có độ xuyên kim từ 25 trở xuống.
Sáp này có màu từ nâu đến trắng tùy thuộc vào mức độ xử lý được thực hiện ở nhà máy lọc dầu.
Microcrystalline wax là một hỗn hợp tinh chế của các Hydrocacbon béo bão hòa, rắn và được sản xuất bằng cách khử dầu từ quá trình lọc dầu. Điểm khác biệt và nổi bật của Microcrystalline wax so với sáp Parafin tinh chế ở chỗ cấu trúc phân tử phân nhánh nhiều hơn và chuỗi hydrocacbon dài hơn (trọng lượng phân tử cao hơn). Do đó, cấu trúc tinh thể của Microcrystalline Wax mịn, dai, dẻo, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn sáp Parafin. Bên cạnh đó, Microcrystalline Wax thường sẫm màu, nhớt, đặc, dính và đàn hồi hơn so với sáp Parafin, đồng thời có trọng lượng phân tử và điểm nóng chảy cao hơn. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Microcrystalline Wax thường được dùng để thay thế sáp Parafin.
Microcrystalline wax được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như một chất kết dính, ổn định nhũ tương và tăng độ nhớt chất làm mềm.
Điều chế sản xuất
Tùy thuộc vào nguồn dầu thô, phương pháp và mức độ tinh chế mà đặc tính của Microcrystalline Wax sẽ khác nhau. Microcrystalline Wax được điều chế sản xuất trong quá trình sàng lọc dầu khoáng bằng cách sử dụng các phương pháp tinh chế như chưng cất, khử mùi, khử dầu và kết tinh.
Microcrystalline wax có thể được tạo ra từ cặn của dầu thô bằng cách tinh chế hoặc chúng có thể được làm từ dầu hỏa bằng cách loại bỏ dầu bằng dung môi. Nhiệt độ của dung môi có thể kiểm soát các đặc tính vật lý của chúng. Các phương pháp tách bao gồm pha loãng dung môi, làm lạnh, ly tâm, lọc…
Cơ chế hoạt động
Sáp có khả năng kết dính với các loại dầu và dung môi giúp ngăn ngừa sản phẩm tiết mồ hôi như son.
Tinh thể làm cho sản phẩm có độ bền kéo cao và độ đặc dẻo dai hơn sáp Paraffin, đảm bảo tính đồng nhất về màu trong mỹ phẩm có màu. Tuy Microcrystalline wax không hòa tan trong nước nhưng có thể kết hợp với rượu ấm, tất cả các loại dầu và sáp khác.
Sodium Polyacrylate là gì?
Sodium polyacrylate (Natri polуaᴄrуlate) là muối natri của polyacrylic acid - một loại polyme có trọng lượng phân tử cao. Polyme là một chất có cấu trúc phân tử được xây dựng từ một số lượng lớn các đơn vị có cấu trúc tương tự nhau được gọi là monome liên kết với nhau. Các monome của sodium polyacrylate là acrylic acid.

Sodium polyacrylate tồn tại dưới dạng bột trắng, mịn khi ở dạng khô nhưng khi được thêm vào nước, sodium polyacrylate biến thành một chất giống như gel với khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần trọng lượng phân tử của nó. Chính vì vậy, sodium polyacrylate được xem là một loại polyme siêu hấp thụ.
Đầu những năm 1960, các polyme siêu thấm đầu tiên đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển. Polyme siêu thấm này có rất nhiều ứng dụng, như sử dụng trong mỹ phẩm, sử dụng trong làm nến, băng vết thương, tã lót, túi chườm nóng lạnh, đất hữu cơ cùng nhiều thứ khác.
Cơ chế hoạt động
Là một polyme hấp thụ, sodium polyacrylate được dùng làm chất ổn định nhũ tương, chất tạo màng, chất cố định tóc, chất dưỡng da và chất tạo độ nhớt. Trong tã trẻ em, bạn sẽ thấy sodium polyacrylate là chất gel giống như tinh thể để giúp thấm hút nước.

Trong chất tẩy rửa, sodium polyacrylate hoạt động như một tác nhân tạo phức, mà vô hiệu hóa được các kim loại nặng trong nước và bụi bẩn để các chất tẩy rửa có thể hiệu quả hơn trong sạch. Nó cũng được sử dụng như một chất làm đặc vì nó có thể hấp thụ và giữ các phân tử nước.
Sorbitan isostearate là gì?
Tên quốc tế: Sorbitan isostearate
PubChem CID: 91886584
Tên gọi khác: Sorbitan, monoisooctadecanoate; 1-Deoxy-D-glucofuranose 6-(16-methyheptadecanoate)...
Este axit béo sorbitan là các axit béo mono, di- và triesters của axit béo và anhydrit hexitol có nguồn gốc sorbitol, trong đó Sorbitan isostearate được hình thành bằng sự kết hợp các phần của axit isostearic - một axit béo với thành phần đường sorbitol. Nó có thể được sản xuất từ nguồn gốc thực vật hay động vật, tuy nhiên hiện nay dạng sản xuất từ nguồn gốc động vật không còn được ưa chuộng, do đó dạng chiết xuất từ thực vật là chủ yếu và áp dụng rộng rãi.
Sorbitan isostearate có công thức hóa học là C24H46O6. Trọng lượng phân tử là 430.626 g/mol. Một liều lượng thấp khoảng 2% có thể được sử dụng để ổn định chất nhũ tương và độ an toàn của nó đã được thiết lập ở nồng độ lên đến 25%, mặc dù Sorbitan isostearate hiếm khi được sử dụng ở nồng độ trên 10% trong các công thức chăm sóc da.

Tính chất của Sorbitol isostearate:
-
Tương tự như axit béo lỏng isostearic axit;
-
Hoạt động như một chất làm sạch nhẹ và chất nhũ hóa;
-
Giúp ổn định công thức nước trong dầu;
-
Không dễ bị vỡ khi tiếp xúc với không khí.
Điều chế sản xuất Sorbitan isostearate
Các este sorbitan nói chung được tạo ra bằng cách phản ứng polyol sorbitol với một axit béo, cụ thể sorbitan isostearate được tạo ra từ isostearic acid và sorbitol. Cả sorbitol và axit béo đều có nguồn gốc tự nhiên và được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Từ thành phần hóa học được chế xuất, Sorbitan isostearate sẽ tham gia vào dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm làm đẹp từ sản phẩm chăm sóc da, dưỡng ẩm da, đến sản phẩm phục vụ nhu cầu trang điểm của các chị em phụ nữ.

Cơ chế hoạt động
Sorbitan isostearate là một thành phần giúp nước và dầu trộn đều với nhau, còn gọi là chất nhũ hóa tạo ra chất nhũ tương. Nó đặc biệt được khuyên dùng cho các loại kem bảo vệ, kem dưỡng chăm sóc em bé và kem làm mềm da đa năng.
Sorbitan isostearate cũng giúp phân tán các hạt không hòa tan (ví dụ như sắc tố màu hoặc chất chống nắng kẽm/titanium dioxide). Do đó, Sorbitan isostearate là chất hoạt động bề mặt, dùng làm kem lót, giúp tán phấn khi trang điểm, đặc biệt giúp làm đều kem chống nắng và kem nền, dùng được cho hỗn hợp lạnh, khả năng chống phân cực dầu cực tốt.
Potassium stearate là gì?
Tên thường gọi: Potassium stearate.
PubChem CID: 23673840.
Tên gọi khác: Potassium octadecanoate; Rashayan potassium stearate; Octadecanoic acid, potassium salt; Steadan 300.
Potassium stearate được cấu thành từ muối và este của 18 cacbon no và acid đơn chức - axit stearic. Potassium stearate có công thức hóa học là C18H35KO2, trọng lượng phân tử là 322.6 g/mol.
Về tính chất, ở dạng ban đầu Potassium Stearate là một dạng bột mịn, màu trắng, có mùi béo.
-
Độ pH: 10 đến 11, dung dịch nước của nó có tính kiềm mạnh đối với quỳ tím hoặc phenolphtalein và dung dịch etanol của nó có tính kiềm yếu.
-
Độ ẩm: <6%.
-
Điểm sôi: 359 độ C đến 360 độ C.
-
Độ hòa tan: Hòa tan trong nước nóng, không hòa tan trong ete, chloroform và carbon disulfide.

Potassium stearate ứng dụng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng như là thành phần phụ gia thực phẩm. Ngoài ra Potassium stearate còn được ứng dụng trong chất làm mềm dệt hay sản xuất cao su.
Điều chế sản xuất Potassium stearate
Potassium Stearate, là một muối kali của axit stearic được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp hóa học từ Kali hydroxit và axit stearic, có sẵn dưới dạng bột mịn màu trắng.
Potassium stearate có nguồn gốc từ axit stearic, một sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa dầu thực vật.
Axit stearic được tạo ra bởi các loại dầu và thể hiện các tính chất của axit béo. Axit stearic được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo trung tính bằng cách đun nóng dung dịch ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, dung dịch tiếp theo được chưng cất. Axit stearic thường có sẵn là một axit hỗn hợp, tức là hỗn hợp của axit stearic và axit palmitic. Axit stearic xuất hiện tự nhiên trong dầu mỡ động vật và trong một số loại dầu thực vật.

Cơ chế hoạt động
Potassium Stearate là một chất nhũ hóa: Nó ngăn không cho phần dầu và chất lỏng của công thức phân tách. Nó cũng có thể làm tăng độ dày phần dầu của các sản phẩm mỹ phẩm.
Potassium stearate được sử dụng làm chất tẩy rửa tóc, mặt, cơ thể và như một chất đồng chuyển thể trong các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm và tạo kiểu tóc. Đồng thời, nó có tác dụng làm sạch tốt, có thể làm cho làn da tươi mới và sạch sẽ.
Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da như một chất hoạt động bề mặt, chất làm sạch và chất nhũ hóa. Hệ số rủi ro là 1, tương đối an toàn và có thể được sử dụng một cách tự tin. Nói chung, nó không có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Potassium stearate không gây mụn.
Potassium stearat chủ yếu được sử dụng làm chất làm sạch và chất nhũ hóa. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và làm cơ sở cho chất làm mềm dệt.
Sản phẩm liên quan










